Tiềm năng phát triển của thị trường sơn Việt Nam

Các sản phẩm về sơn ngày càng đa dạng tại Việt Nam
Image courtesy of vnexpress.net

Sau chuyến công du tới Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập, Chủ tịch tập đoàn Kansai Paint đã đưa ra những nhận định khả quan của ông cũng như những định hướng phát triển tại thị trường sơn Việt Nam trong thời gian tới.

Kansai Paint tuy chỉ mới gia nhập thị trường Việt Nam khoảng 7 năm nhưng lại có bề dày lịch sử lâu đời và là một trong những tập đoàn sản xuất sơn phủ lớn trên thế giới. Sau nhiều năm xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thiện bộ máy sản xuất, công ty đang dần xây dựng được vị trí vững chắc trên thị trường sơn Việt Nam.

Ngoài Kansai Paint đã có rất nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào thị trường sơn Việt Nam, phải kể đến Singapore, Nhật Bản, Mỹ… Ông Ishino, chủ tịch tập đoàn Kansai Paint đã chia sẻ ngành sơn Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, đóng vai trò là một ngành công nghiệp mũi nhọn cho nền kinh tế Việt Nam hiện tại và trong tương lai. Công ty Kansai Paint định hướng sẽ đầu tư vào Việt Nam với mục tiêu lâu dài, bền vững và thỏa mãn người tiêu dùng thông qua các hoạt động kinh doanh sơn.

Hiên tại, nhiều hãng sơn lớn thế giới hoạt động sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam, với các nhà sản xuất sơn trong nước đang tạo nên một môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt với hệ thống hàng trăm doanh nghiệp. Nhu cầu về ngành sơn trong giai đoạn hiện tại cũng đang được đẩy mạnh do nhu cầu về nhà ở, các công trình công cộng, các khu đô thị mọc lên liên tục. Khách hàng mua sơn tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn để chọn được loại sơn phù hợp do sự đa dạng của các loại sơn trên thị trường.

Theo Hiệp hội Sơn - Mực in Việt Nam (VPIA), tổng sản lượng tiêu thụ mỗi năm khoảng 250 triệu lít, trong đó chiếm đa phần là sơn nước với 180 triệu lít. VPIA cho rằng, tiềm năng thị trường sơn Việt Nam còn rất lớn, bởi hiện mức tiêu thụ sơn tại Việt Nam chỉ ở mức 2,8-3 lít một người mỗi năm, trong khi Mỹ là 20-22 lít, Tây Âu 15-16 lít; Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hong Kong (Trung Quốc) là 12-13 lít.

Ngoài ra, tăng trưởng toàn ngành với sơn trang trí 8-12%, sơn công nghiệp 15%, cao gấp đôi so với tăng trưởng nền kinh tế. Do vậy, các “ông lớn” ngành sơn thời gian qua không ngừng gia tăng quy mô để chiếm lĩnh thị phần.

Thị phần phân khúc này hiện nằm phần lớn trong tay các doanh nghiệp ngoại đến từ Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ… với 65%, còn lại là của các doanh nghiệp trong khu vực và trong nước.

Để biết thêm thông tin về Hóa chất, nguyên vật liệu– Công nghệ Máy móc, thiết bị – Sản phẩm sơn, hãy đến với triển lãm quốc tế ngành công nghiệp sơn phủ và mực in - Coatings Expo Vietnam 2019 được đánh giá là sự kiện thương mại thường niên đáng chú ý nhất ngành tại Việt Nam, không những là nơi gặp gỡ và chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp mà còn là nơi đáng tin cậy để tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh trong ngành công nghiệp sơn của Việt Nam.

Source: kinhdoanh.vnexpress.net